Quản lý dịch bệnh mùa lạnh: Phương pháp kiểm soát bệnh vi rút ở cá chép

Các bệnh do vi rút ở cá chép phổ biến trong mùa lạnh:
- Bệnh herpesvirus cá Koi (Koi Herpesvirus Disease – KHVD): Chi tiết về bệnh xem TẠI ĐÂY
- Bệnh xuất huyết do vi rút mùa Xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp – SVCD): Chi tiết về bệnh xem TẠI ĐÂY

Phương pháp phòng bệnh:
Hiện nay chưa có phương pháp hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh do vi rút. Vì vậy, mọi giải pháp để kiểm soát bệnh này là tập trung vào công tác phòng bệnh, bao gồm: (1) thực hiện triệt để công tác an toàn sinh học trong chăn nuôi (kiểm tra mầm bệnh KHV/ SVC trước khi thả giống); (2) Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng vitamin và các hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch của cá; (3) Giảm thiểu tối đa các hiện tượng sốc do môi trường, do đánh bắt và vận chuyển cá… hoặc sốc do mật độ nuôi cao [OIE, 2018].

Phương pháp kiểm soát khi cá nuôi bị bệnh:
(1) Loại bỏ ngay những con chết và yếu (thiêu hủy/ chôn hủy), không vứt bỏ cá bệnh ra ngoài môi trường;
(2) Nếu là nuôi cá KOI trong bể/ hồ nhỏ có thể sử dụng biện pháp nâng hoặc hạ nhiệt để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ làm cho vi rút không hoạt động, bản thân vi rút vẫn tồn tại trong cơ thể cá và sẽ gây bệnh khi nhiệt độ nước quay lại khoảng nhiệt độ phù hợp với mầm bệnh;
(3) Xử lý môi trường nước bằng phương pháp phun hóa chất xuống ao nuôi hoặc treo túi hóa chất đối với khu lồng-bè;
(4) Đối với cá nuôi bể/ lồng: Sử dụng phương pháp ngâm hóa chất để xử lý cá bệnh (theo khuyến cáo của từng loại hóa chất);
(5) Giảm ăn hoặc cắt ăn;
(6) Cho cá ăn vitamin C/chất tăng cường hệ miễn dịch (Beta-glucan), cho ăn liên tục 7-10 ngày;
(7) Có thể sử dụng kháng sinh nếu có hiện tượng cá bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn.

Tham khảo thêm: Phân biệt bệnh KHV và bệnh SVC ở cá chép

Tác giả: TS. Đoàn Quốc Khánh - GĐ DVKTTS Tập đoàn Mavin