2020: Năm “bản lề” cho ngành chăn nuôi phát triển

Năm 2019 ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt trước tình hình ASF diễn biến rất phức tạp trong cả nước. Tổng sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước đạt khoảng trên 5 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2018. Ngoài sản lượng thịt lợn giảm trên 16,8%, hầu hết các loại vật nuôi đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2018, cụ thể: thịt trâu tăng 3,1%; thịt bò tăng 4,2%; thịt gia cầm tăng 16,5%; trứng tăng 13,7%. Đây được ví như một năm “bản lề” của ngành để hướng tới ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2019 với một cơ đồ tươi sáng hơn.

CHĂN NUÔI LỢN BỊ ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ DO ASF

Trong năm 2019, ngành chăn nuôi lợn đã phải đối mặt với ASF xuất hiện và lan rộng. Sau khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại miền Bắc từ tháng hai, đến tháng chín dịch đã lan rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố. Theo Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn cả nước đã sụt giảm mạnh, do đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong năm 2019 cũng giảm sâu so với năm 2018.

Năm 2019 ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt trước tình hình ASF diễn biến rất phức tạp trong cả nước. Tổng sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước đạt khoảng trên 5 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2018. Ngoài sản lượng thịt lợn giảm trên 16,8%, hầu hết các loại vật nuôi đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2018, cụ thể: thịt trâu tăng 3,1%; thịt bò tăng 4,2%; thịt gia cầm tăng 16,5%; trứng tăng 13,7%. Đây được ví như một năm “bản lề” của ngành để hướng tới ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2019 với một cơ đồ tươi sáng hơn.

CHĂN NUÔI LỢN BỊ ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ DO ASF

Trong năm 2019, ngành chăn nuôi lợn đã phải đối mặt với ASF xuất hiện và lan rộng. Sau khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại miền Bắc từ tháng hai, đến tháng chín dịch đã lan rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố. Theo Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn cả nước đã sụt giảm mạnh, do đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong năm 2019 cũng giảm sâu so với năm 2018. Theo nhận định của Cục Chăn nuôi với số lượng đàn nái như trên sẽ hoàn toàn chủ động được nguồn cung con giống cho việc tái đàn lợn. Sản lượng thịt lợn trong quý IV/2019 giảm nhiều do tháng 5 và 6/2019 là tháng cao điểm của ASF, lợn bị tiêu hủy nhiều (nhất là trong tháng 5 đã có trên 1,2 triệu con bị tiêu hủy), thay thế đàn rất ít dẫn đến nguồn cung các tháng cuối quý IV thiếu hụt cùng với diễn biến thị trường quốc tế phức tạp đã khiến giá thịt lợn tăng cao và nhanh trong những tháng cuối của Quý IV/2019.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, trong bối cảnh ASF diễn biến rất phức tạp nhưng rất nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp bổ sung chế phẩm trong thức ăn, nước uống, phun trong chuồng, độn chuồng, đảm bảo vẫn giữ được an toàn cho đàn lợn như các mô hình của tập đoàn Quế Lâm (Thừa Thiên Huế), Công ty Hà Long (Hưng Yên), HTX Hoàng Long (Hà Nội), Công ty Amafarm (Hưng Yên, Hải Dương), nhiều cơ sở chăn nuôi ởBắc Giang giữ quy mô gần chục nghìn lợn thịt an toàn…Nhiều tỉnh đã chủ động tái đàn lợn rất tốt nhờ Hà Nội đã tái đàn được 50% số đã tiêu hủy (600 ngàn con), Bắc Giang tái đàn trên 60%….

CHĂN NUÔI GIA CẦM PHÁT TRIỂN MẠNH

Khi tình hình ASF diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm và trứng tăng mạnh do người dân đã chuyển sang sử dụng thịt gia cầm và các loại trứng nhiều hơn, người chăn nuôi gia cầm cũng yên tâm mở rộng quy mô đàn, các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng dây chuyền chế biến, nâng công suất để đáp ứng thị trường trong nước đồng thời xuất khẩu thịt gà đi các thị trường nước ngoài. Các yếu tố này đã khiến tổng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm, sản lượng trứng gia cầm tăng cao so với năm 2018. Nhiều tỉnh thành có đàn gia cầm tăng rất cao như Bến Tre tăng gần 40%. Trà Vinh có đàn gà tăng 51%, đàn vịt tăng 42%…

CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ, DÊ, CỪU, THỎ ỔN ĐỊNH

Tổng đàn trâu cả nước vẫn giảm dần do hiệu quả kinh tế không cao và môi trường chăn thả bị thu hẹp, đa số diện tích đất trồng lúa hiện nay đều sử dụng máy móc thay cho sức cày kéo của trâu. Đàn bò thịt tăng trưởng khá do có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt bò hơi ở mức tốt, người chăn nuôi có lãi ổn định, đồng thời được sự hỗ trợ nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương. Tổng đàn dê, cừu, thỏ tăng trưởng mạnh năm 2019, với mức tăng trưởng trung bình là 15,45% đối với dê, cừu và 12,88% đối với thỏ; sản lượng thịt hơi xuất chuồng của dê, cừu tăng gần 20% và đối với thỏ tăng 5,36%.

Giá một số sản phẩm chăn nuôi và đánh giá cung cầu sản phẩm chăn nuôi

Theo Cục Chăn nuôi, giá lợn thịt 7 tháng đầu năm 2019 duy trì ở mức thấp và ít biến động so với các nước xung quanh trong khu vực; tuy nhiên từ tháng 8 đã bắt đầu hồi phục và tăng nhanh trong Quý IV/2019, đặc biệt đến giữa tháng 12 năm 2019 giá lợn hơi trong nước có xu hướng tăng lên mức 85.000 đ/kg và cá biệt lên đến trên 90 nghìn đồng/kg, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của ASF, (tháng 5 và 6 là cao điểm của dịch, đàn giảm gây thiếu hụt trong tháng 11 và tháng 12/2019), các cơ sở chăn nuôi giữ lợn có khối lượng 120-140kg mới xuất chuồng thay vì trước đây xuất chuồng 100-120kg, nguồn cung cấp thịt lợn giảm đáng kể và đặc biệt thông tin về giá thịt lợn hơi không chính xác đã đẩy giá tăng lên. Các nguồn thông tin vừa qua chủ yếu tập trung phản ánh những nơi có giá cá biệt đã vô hình dung cùng tạo hiệu ứng lan tỏa giá lợn trong nước tăng cao do thiếu trầm trọng nguồn cung và thương lái đã lợi dụng đẩy giá lên cao bất thường nhằm trục lợi.

Theo Cục Chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi đã tái đàn từ tháng 7/2019 và vẫn duy trì thường xuyên công tác tăng đàn và tái đàn, nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được duy trì và phát triển; tình hình kiểm soát dịch bệnh ngày càng chủ động, đảm bảo duy trì được tổng đàn lợn có mặt thường xuyên từ nay đến quý I/2020 là ở mức 25,0-25,5 triệu con và nguồn lợn thịt chủ yếu là ở các công ty, trang trại và hộ chăn nuôi lớn, những cơ sở này có đủ điều kiện áp dụng chăn nuôi ATSH và kiểm soát tốt dịch bệnh, các cơ sở này thường xuyên duy trì việc tăng và tái đàn, cung cấp lợn thịt cho thị trường, do đó nguồn cung thịt lợn sẽ được ổn định và ngày càng tăng lên đáp ứng tương đối đủ nhu cầu tiêu dùng.

Hiện nay, nhiều địa phương, cơ sở chăn nuôi không xảy ra dịch chủ động tăng đàn, tái đàn rất tốt như Bắc Giang, Phú Thọ, Bình Định, Đồng Nai, Hà Nội…., nhiều tỉnh chuyển đổi tăng cường các vật nuôi khác như Bắc Giang, Hòa Bình,Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Bến Tre….

Xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi

Trong năm 2019, có 600 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm (năm 2018 có 552 doanh nghiệp), trong đó có 150 doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn (tăng 50 doanh nghiệp so với năm 2018); số lượng thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước tính đến ngày 15/12/2019 là 280.474 tấn (tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2018 là 239.000 tấn).

Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 638 triệu USD (Theo Tổng cục Hải quan), tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cả nước xuất khẩu khoảng 11,5 ngàn tấn thịt lợn các loại, kim ngạch đạt trên 55,3 triệu USD; trên 23,3 ngàn tấn thịt gà, kim ngạch đạt gần 22,2 triệu USD; trên 30 ngàn tấn mật ong; khoảng 2 triệu con gà giống; ngoài ra còn xuất khẩu được gần 22 triệu USD thịt chế biến.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: “Cơ đồ” của ngành chăn nuôi bước sang một trang mới
Tại Hội nghị Tổng kết Cục Chăn nuôi 2019 và định hướng 2020, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến biểu dương những đóng góp của Cục Chăn nuôi cho ngành chăn nuôi năm 2019 khi đã phối hợp với ngành Thú y trong việc phòng, chống ASF – một đại dịch toàn cầu tác động lên Việt Nam. Như với Trung Quốc, ASF khiến cho việc thiếu hụt thịt và tăng giá quá cao diễn ra hơn 1 năm nhưng ở Việt Nam mới có vài tháng gần đây và không quá nghiêm trọng. Đó là do việc phát triển gia súc ăn cỏ và gia cầm, cụ thể thịt bò tăng 8,5 nghìn tấn; thịt dê, cừu tăng 4,1 nghìn tấn; gà tăng 193. 600 tấn được cả giá thành và sản lượng (giá gà công nghiệp xuống có 2 tuần); 2,6 tỷ quả tăng thêm. Điều này, có đóng góp trong chỉ đạo và điều hành của Cục Chăn nuôi. Thời gian tới, Cục Chăn nuôi tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như sau: 1. Phổ biến, thông tin tuyên truyền để Luật Chăn nuôi đi vào cuộc sống; 2. Triển khai Chiến lược ngành chăn nuôi với 4 đề án về tái cơ cấu; 3. Quyết liệt triển khai tái cơ cấu, thúc đẩy gia súc ăn cỏ như bò sữa, bò thịt. Đối với gia cầm, với tổng đàn hơn 460 triệu con, tăng trưởng với tốc độ cao trong bối cảnh vịt nhập lậu từ quốc gia láng giềng vào, không cẩn trọng có nguy cơ điêu đứng như với con gà công nghiệp thời gian qua.

“Cơ đồ của ngành chăn nuôi đã bước sang một trang mới khi chúng ta có Luật, Chiến lược, các Nghị định, Thông tư, Nghị quyết Quốc hội…. Điều quan trọng là chúng ta cần bắt tay vào vận hành, định hướng, thúc đẩy để chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi: Định hướng tăng trưởng chăn nuôi năm 2020 khoảng 4%Năm 2019 đi vào lịch sử như một năm “bản lề” để chúng ta thực hiện chiến lược 10 năm sau. Đối với Cục Chăn nuôi, chưa bao giờ công việc năm 2019 lại áp lực như thế, khi phải soạn thảo 4 Nghị định, 2 Thông tư và xây dựng 15 tiêu chuẩn; đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi 2008-2018 và xây dựng Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040…

Năm 2020, Cục định hướng tăng trưởng giá trị sản xuất đạt khoảng 4%; Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,5 triệu tấn, thịt lợn khoảng 64-67%, thịt gia cầm khoảng 25-27%, thịt gia súc ăn cỏ khoảng 9-11%; Sản lượng trứng đạt khoảng 14,5 tỷ quả trứng và sản lượng sữa đạt khoảng 1,2 triệu tấn; Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người đạt khoảng 57 kg thịt hơi các loại, khoảng 130-135 quả trứng, khoảng 13-15 kg sữa tươi; Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 50% và 40%; Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt sản xuất ra hàng năm tương ứng khoảng 20-25%.

Nguồn: Tạp chí Nhà Chăn nuôi