Triển vọng nuôi trồng cá rô phi xuất khẩu tại ĐBSCL

Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi vào quý 3,4. Bên cạnh các sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ đạt tỷ trọng cao, cá rô phi đang được nhắc tới nhiều hơn với hiệu quả cao ngày càng cao. Đặc biệt tại Đồng bằng Sông Cửu Long, cá rô phi đang trở nên không còn xa lạ, thậm chí đã xuất hiện các mô hình chăn nuôi gắn liền với tiêu thụ sản phẩm để xuất khẩu tại Sóc Trăng. Tiềm năng của con cá rô phi ngày càng rõ ràng, đó là lý do mà nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển từ nuôi tôm – loài đang thu tiền tỷ sang nuôi cá rô phi.

Với diễn biến của chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung và dịch bệnh Covid-19 thì thời kỳ hoàng kim của cá rô phi Trung Quốc tại Mỹ có thể sẽ kết thúc, và đây là cơ hội cho ngành cá rô phi xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, các khách hàng Mỹ, Châu Âu sẵn sàng trả thêm tiền để mua từ Việt Nam bởi họ đánh giá cao chất lượng của con cá rô phi nuôi trồng tại Việt Nam hơn. 

Tập đoàn Mavin là doanh nghiệp tiên phong đầu tư nuôi trồng cá rô phi quy mô lớn tại hồ thủy điện Hòa Bình với Farm nuôi ứng dụng công nghệ lồng tròn NaUy, công suất 100 lồng có thể thu hoạch tới 10.000 tấn cá/năm. Sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp như Mavin với mô hình chăn nuôi chặt chẽ và công nghệ hiện đại đang góp phần thúc đẩy ngành này phát triển. Và có thể, quy cách và mô hình chăn nuôi quy mô lớn của Mavin có thể sẽ được ứng dụng rộng rãi tại Đồng bằng Sông Cửu Long trong một tương lai không xa.

Từ một loại cá cho không ai lấy trong quá khứ, với sự tham gia tích cực của Doanh nghiệp và các hộ nông dân, hiện nay cá rô phi đã được nuôi trồng phổ biến và có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, đang tạo ra tiền đề cho một chuỗi giá trị bền vững trong chăn nuôi, mở cơ hội cho xuất khẩu trong tương lai.

Xem toàn bộ Phóng sự phát sóng trong Chuyên mục Kết nối nông sản – Chào buổi sáng VTV1 vào lúc 5h30 ngày Chủ nhật, 27/9/2020: