Bệnh Lở mồm Long móng (Foot and Mouth disease) - Bạn cần biết!

👉👉Lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra có tính lây lan lớn, xảy ra cấp tính ở động vật nuôi và động vật hoang dã móng đôi (trâu, bò, heo, cừu, dê, hươu, nai, nhím, chó, mèo, thỏ,…). Đặc trưng của bệnh là sốt cao, viêm mụn nước niêm mạc miệng, da vú, móng chân. Ngựa không bị bệnh LMLM.

🔥🔥NGUYÊN NHÂN
Bệnh do virus Aptovirus, họ Picornaviridae gây ra. Gây bệnh cho trâu, bò ở Việt Nam chủ yếu là do 3 typ O, A và Asia1, cho dê, cừu là do typ A, C. Heo mẫn cảm cao với typ O, ít mẫn cảm hơn với typ A và Asia1, bởi vậy tùy từng vùng cần dùng vacxin phòng bệnh phù hợp.

🌡🌡TRIỆU CHỨNG:
Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào mức độ mẫn cảm của cá thể gia súc đối với virus, tình trạng sinh lý của gia súc và độc lực của virus. Bệnh điển hình xảy ra ở trâu bò trưởng thành, ở dê cừu con, heo con và bê nghé có thể không điển hình. Bệnh có thể xảy ra với thể lành tính hoặc ác tính. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 36 giờ đến 7 ngày, một số ca đến 21 ngày.

HÌNH ẢNH VẬT NUÔI BỊ LMLM:

      

👉👉KHỐNG CHẾ DỊCH:
Thực hiện triệt để các hướng dẫn của cơ quan quản lý Thú y. Đồng thời áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu tác hại của dịch bệnh.

🔥🔥XỬ LÝ Ổ DỊCH:
- Nếu dịch mới xảy ra trên diện hẹp, số lượng bệnh súc ít tốt nhất cho xử lý toàn bộ gia súc mắc bệnh, nhất là đối với heo và dê. Biện pháp này có hiệu quả nhất để thanh toán ổ dịch.
- Cách ly triệt để, không xuất nhập gia súc ra vào vùng dịch. Không bán chạy và mổ thịt gia súc bệnh. Trong vùng dịch không được tiêu thụ thịt và các sản phẩm của loài gia súc đang bị dịch.
- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, bãi chăn, khu vực có gia súc ốm chết bằng một trong các loại thuốc khử trùng sau:
+ FORMACIN, Pha 350 ml thuốc trong 100 lít nước sạch, phun đều lên bề mặt chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, 1 - 3 ngày phun 1 lần.
+ B.K.VET, Pha 33 - 40 ml thuốc trong 10 lít nước sạch. Ngày phun 1-2 lần, liên tục 3 - 5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch.
+ VINADIN, pha 20 – 25 ml/10 lít nước. Phun nhắc lại sau 5 – 7 ngày.
+ VINA SAFE PLUS, Pha 1 lít thuốc/100 lít nước, phun ướt đều lên các bề mặt như tường, sàn nhà, trang thiết bị. 
- Sát trùng sữa của bệnh súc bằng cách đun sôi trước khi đưa ra khỏi khu vực có dịch và trước khi cho gia súc non uống.
- Tiêm vacxin cho gia súc khỏe.

💊💊ĐIỀU TRỊ: 
Bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên nếu áp dụng các biện pháp dưới đây cũng mang lại hiệu quả nhất định.
A/ Hộ lý:🩺🩺🩺
- Nhốt bệnh súc một chỗ.
- Cho ăn thức ăn mềm dễ tiêu hoá như thân cây chuối băm nhỏ. Không được cho trâu bò bệnh ăn chỉ cám và cơm nguội, mà cần cho ăn thêm chất xơ. Nếu không trâu bò bị bệnh Liệt dạ cỏ.
- Dùng quả chua như chanh, khế chua, quất... bóp mềm chà nhiều lần vào lưỡi, mặt trong má, hàm trên, lợi bệnh súc.
- Pha 10 – 15 ml VINADIN vào 10 lít nước sạch phun ướt đều vào vết thương ở chân và bầu vú, ngày 1 – 2 lần cho đến khi khỏi bệnh. Ngoài ra, xử lý vết thương bằng nước ozôn, phèn chua, dấm ăn cũng cho kết quả tốt.
B/ Dùng thuốc:💊💊💊
- Tiêm một trong các loại kháng sinh sau để khống chế vi khuẩn bội nhiễm: GENTAMOX, AMOX L.A, GENTATYLODEX, LEPTOCIN, LINCOSEP (1 ml/10 kg thể trọng, ngày một lần trong 3 – 5 ngày) hoặc TYLOFLOVIT (1 ml/10 – 15 kg thể trọng, tiêm 2 mũi cách nhau 48 giờ). 
- Tiêm bắp VINA-PARA K.C AMIN (Trâu, bò: 20 ml/con; Heo, dê, cừu: 7 ml/con), ANALGIN C (1 – 2 ml/10 kg thể trọng), ngày một lần trong 3 – 4 ngày hoặc GLUCO K.C AMIN (1 ml/20 kg thể trọng/lần, có thể tiêm nhắc lại sau 48 giờ) để giảm đau hạ sốt. 
- Tiêm thuốc trợ tim CAFEIN (Trâu, bò: 10 – 25 ml/con; Heo, bê, nghé: 3 – 7 ml/con), thuốc bổ VINATOSAL (10 – 20 ml/con) hoặc B.COMPLEX INJ (5 – 10 ml/con), ngày một lần trong 3 – 5 ngày.

Xử lý xác chết🔥🔥🔥
Biện pháp tốt nhất là đốt xác hoặc chôn sâu, tiêu độc và xử lý môi trường xung quanh khu vực có gia súc bệnh và những vật dụng có liên quan đến bệnh súc.
Dùng một trong các chất sát trùng sau để xử lý hố chôn xác bệnh súc:
+ FORMACIN, Pha 1 lít thuốc trong 100 lít nước sạch.
+ B.K.VET, Pha 70 ml thuốc trong 10 lít nước sạch. 
+ VINADIN, pha 100 ml/10 lít nước.
+ Rắc vôi bột.

👉👉PHÒNG BỆNH:
- Tiêm vacxin: Tiêm vacxin phòng bệnh LMLM cho gia súc non lần đầu vào lúc 4 – 7 tuần tuổi, sau 4 tuần tiêm nhắc lại mũi thứ hai. Sau đó 6 tháng tiêm nhắc lại một lần. Toàn đàn tiêm đại trà 2 đợt năm. Nếu tiêm vacxin lạnh thì chỗ tiêm sưng dễ thành apxe. Theo kinh nghiệm của thú y cơ sở, cần nắm bơm tiêm có vacxin một lúc, đợi vacxin ấm lên tiêm thì an toàn.
Cách sử dụng vacxin:
+ Nếu trâu bò có miễn dịch từ mẹ truyền cho thì tiêm mũi đầu vào giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi; tiêm nhắc lại lần 1 vào 4 – 6 tuần sau khi tiêm mũi đầu; tiêm nhắc lại lần 2 vào 4 – 6 tháng sau khi tiêm nhắc lại lần 1.
+ Nếu trâu bò không có miễn dịch từ mẹ truyền cho thì tiêm mũi đầu vào giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi; tiêm nhắc lại lần 1 vào 4 – 6 tuần sau khi tiêm mũi đầu; tiêm nhắc lại lần 2 vào 4 – 6 tháng sau khi tiêm nhắc lại lần 1.
+ Liều tiêm: 2 ml/trâu, bò. Miễn dịch kéo dài 12 tháng.

--------------------------------------------------------------------------
☎️ Hotline tư vấn về bệnh Lở mồm long móng: 086.5767.286