Khi đã chọn được đực giống tốt nhưng nuôi dưỡng, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật, lợn giống đó sẽ không phát huy được hết tác dụng và nhanh chóng bị đào thải. Vì vậy, ngay từ đầu, lợn đực được chọn lọc phải được quan tâm nuôi dưỡng phù hợp với các giai đoạn phát triển và trạng thái sinh lý của cơ thể.
B. NUÔI DƯỠNG, TẬP LUYÊN, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ĐỰC GIỐNG
1. Nuôi dưỡng
Khi đã chọn được đực giống tốt nhưng nuôi dưỡng, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật, lợn giống đó sẽ không phát huy được hết tác dụng và nhanh chóng bị đào thải. Vì vậy, ngay từ đầu, lợn đực được chọn lọc phải được quan tâm nuôi dưỡng phù hợp với các giai đoạn phát triển và trạng thái sinh lý của cơ thể.
Tuyệt đối không để đực giống quá gầy, quá béo, đau chân, mệt mỏi, không chịu vận động không nhảy giá hoặc phối giống. Đa số trường hợp, chế độ làm việc, ăn uống quyết định đến tính hăng, khả năng nhảy giá, tuổi thọ, số lượng và chất lượng của tinh dịch của đực giống.
Nhu cầu năng lượng cho đực giống hàng ngày phải đáp ứng cho lợn đực giống để: duy trì cơ thể; cho tăng trưởng (ở cơ thể còn phát triển); cho hoạt động nhảy giá, nhảy cái; cho sản xuất tinh dịch; cho hoạt động điều hòa thân nhiệt và các hoạt động khác. Theo “Bí quyết nuôi heo khỏe, năng suất cao” Nhu cầu năng lượng hàng ngày của một lợn đực giống trưởng thành như sau:
Các hoạt động | Nhu cầu năng lượng |
Duy trì cơ thể | 182 kCal ME ´ LW 0,665 |
Tạo Protein để tăng trưởng
| (5,68 kCal ME ´ P)/0,54 |
Tạo mỡ | (9,49 kCal ME ´ F)/0,74 |
Hoạt động nhảy giá, nhảy cái | 4,3 kCal ME ´ LW0,75 |
Sản xuất tinh dịch | 103 kCal ME |
Điều hòa thân nhiệt | (3,82 kCal ME ´ LW0,75) ´ ( Tc – T) |
Nhu cầu Protein cho đực giống trưởng thành không cao, cụ thể ở bảng dưới đây:
(Theo Nhu cầu dinh dưỡng của lợn, NRC, 1998).
Nhu cầu Vitamin cho lợn đực giống như sau:
Ghi chú:
(1) Nhu cầu dinh dưỡng của lợn, NRC, 1998
(2) Tối ưu hóa nhu cầu Vitamin của động vật cho sản xuất, 2002
(3) Thông tin kỹ thuật, BASF, 2001.
Ngoài đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản theo tiêu chuẩn, theo trạng thái sinh lý, phải chú ý thêm đến các mặt hoạt động khác để cải thiện chức năng sinh sản của đực giống ví dụ:
+). Cải thiện tư thế đi, đứng, vận động của đực giống.
Tư thế là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới khả năng nhảy giá, nhảy phối, đau chân, què chân. Vì vậy, phải định kỳ kiểm tra khối lượng, thể trạng, trạng thái của lợn. Có thể giảm, tăng khẩu phần ăn,không để lợn quá béo, nặng nề hoặc quá gầy yếu.
Duy trì tỷ lệ Ca/P hợp lý để bộ khung lợn vững chắc, tỷ lệ này thông thường là 1,3/1 hay 1,5/1; hàm lượng Mg tối thiểu là 400 ppm. Riêng Vitamin D tạo điều kiện tốt cho sự hấp thu của Ca và P, nên bổ sung dưới dạng 25-OH-cholecalciferol, vì ở dạng này nó phát huy hết khả năng tác dụng. Thiếu Vitamin H (biotin), lớp sừng nhu mô móng của đực giống bị ảnh hưởng.
+). Tính hăng của đực giống. Thyroid là loại hóc môn điều chỉnh quá trình trao đổi
Ngoài đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản theo tiêu chuẩn, theo trạng thái sinh lý, phải chú ý thêm đến các mặt hoạt động khác để cải thiện chức năng sinh sản của đực giống ví dụ: chất cơ bản, có ảnh hưởng đặc biệt tới sinh sản. Nếu Thyroid không đủ, đực giống sẽ giảm tính hăng và chất lượng tinh tinh dịch sẽ kém. Trong khẩu phần ăn cần bổ sung thêm iodine (0,5-0,8mg/kg).
Lưu ý không cho lợn ăn các loại thức ăn có chứa glucosinolate, vì chất này cản trở sự gắn kết của iodine vào hóc môn thyroid. Hàm lượng Testosterone trong máu giảm cũng là nguyên nhân làm giảm tính hăng của đực giống. Nếu trong thức ăn có các loại độc tố nấm mốc, quá trình tổng hợp Testosterone bị giảm. Vì thế, khẩu phần thức ăn của vật nuôi phải không có các loại độc tố này.
Tóm lại, chọn được lợn đực giống tốt; chăm sóc nuôi dưỡng đúng, phù hợp; tập luyện, huấn luyện nhảy giá, lấy tinh tốt; pha chế bảo quản tinh, vận chuyển tinh theo tiêu chuẩn; phối giống đúng yêu cầu kỹ thuật → tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ /lứa nhiều, tỷ lệ sống của đàn con cao, sức sống đời con cao, hiệu quả kinh tế chăn nuôi tốt. Đấy là kết quả của công tác chọn lọc, nuôi giữ đực giống./.
Nguồn: Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam