Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp – Điểm nhấn trong hoạt động đầu tư

Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp và Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Tháp vừa phối hợp thực hiện phóng sự “Dấu ấn trong hoạt động công thương” của tỉnh Đồng Tháp. Phóng sự thực hiện ghi hình tại Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp và một số doanh nghiệp tiêu biểu khác của tỉnh Đồng Tháp.

Đài PTTH Đồng Tháp cũng đã gặp gỡ và trao đổi với ông Trương Thanh Liêm, Giám đốc Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp về hoạt động sản xuất kinh doanh của Mavin tại Đồng Tháp và các kỳ vọng vào sự phát triển của ngành trong năm 2019. 


Phóng sự "Dấu ấn trong hoạt động công thương", phát sóng lúc 18h30 ngày 5/6/2019 trên sóng của Đài PTTH Đồng Tháp

Phóng viên: Ông(bà) cho biết, đâu là lợi thế của Mavin Austfeed Đồng Tháp khi tham gia thị trường sx thức ăn chăn nuôi?

Ông Trương Thanh Liêm: Mavin Austfeed Đồng Tháp là Nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 5 của Tập đoàn Mavin tại Việt Nam và cũng là Nhà máy lớn nhất, hiện đại nhất của Mavin và của Đồng Tháp nói riêng và khu vực miền Tây nói chung.

Tập đoàn Mavin chúng tôi là một Liên doanh giữa Việt Nam và Australia đã có 15 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam. Hiện nay Mavin là một trong những công ty sở hữu đầy đủ và trọn vẹn chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”, khép kín hoạt động trong các lĩnh vực: chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y và thực phẩm chế biến.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một hoạt động cốt lõi của Mavin trong 15 năm qua, trong lĩnh vực này, Mavin có 3 lợi thế quan trọng bao gồm:
Thứ nhất, nhờ hoạt động khép kín theo chuỗi giá trị, Mavi có thể hỗ trợ kịp thời và đầy đủ nhất về mặt kỹ thuật cho các khách hàng, đối tác, các hộ chăn nuôi từ con giống chất lượng cao, quy trình và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến tới thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đạt chuẩn.
Thứ hai, Mavin là công ty đi đầu trên thị trường đầu tư vào công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi tiên tiến, hiện đại. Nhờ công nghệ hiện đại, trình độ tự động hóa cao đã giúp các nhà máy của Mavin giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhân công, đảm bảo sự chính xác và hiệu quả. Có thể khẳng định nhờ làm chủ công nghệ, Mavin có thể tạo lợi thế rất lớn từ việc giảm chi phí sản xuất trong khi vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, Mavin đã có 15 năm hoạt động trên thị trường, đã đồng hành cùng hàng triệu hộ chăn nuôi và thiết lập được uy tín thương hiệu và được tin cậy về chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Nhờ các lợi thế này, Mavin có tốc độ tăng trưởng bền vững qua các năm, hiện chúng tôi là 1 trong 10 Công ty thức ăn chăn nuôi lớn nhất trên thị trường. Tổng công suất các nhà máy của Mavin trên toàn quốc hiện nay có thể đạt trên 1 triệu tấn sản phẩm mỗi năm. 

Phóng viên: Ông(bà) nhận thấy có những thuận lợi nào khi đầu tư ở đây?

Ông Trương Thanh Liêm: Khi quyết định đầu tư vào khu vực phía Nam, Tập đoàn Mavin chúng tôi đã nghiên cứu và đánh giá rất nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam, và cuối cùng đã lựa chọn đầu tư tại Đồng Tháp, bởi vì ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh để trình bày về dự án, chúng tôi đã cảm nhận được sự chân thành và cầu thị từ ban lãnh đạo của tỉnh. Chính vì điều này, Tập đoàn Mavin đã lựa chọn tỉnh Đồng Tháp là trọng tâm đầu tư tại khu vực phía Nam, với một loạt các dự án từ chế biến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, và chế biến thực phẩm. Có thể nói, điều thuận lợi nhất khi đầu tư tại Đồng Tháp chính là chính sách và môi trường đầu tư thông thoáng, thêm vào đó là sự nhiệt tình và hỗ trợ tuyệt vời dành cho nhà đầu tư, của lãnh đạo chính quyền các cấp của Tỉnh.

Ngoài ra, một số điều kiện thuận lợi khác gồm:
- Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng thuận tiện cho việc giao thông đường bộ và đường thủy kết nối giao thương/vận chuyển với các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long xuyên suốt từ TP Hồ Chí Minh đến tận mũi Cà mau, kết nối với Cambodia thuận tiên cho việc phát triển thị trường xuất khẩu , hiện nay Mavin đã và đang phát triển sang việc xuất khẩu thức ăn chăn nuôi, gia súc – gia cầm sang thị trường trên 
- Đồng Tháp rất phát triển và tiềm năng về thị trường chăn nuôi, đặc biệt về phát triển chăn nuôi gia cầm vịt, cá tra… thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đây là thị trường rất phù hợp với hệ thống  chuỗi giá trị khép kín của Tập Đoàn Mavin từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
- Hệ thống nhân lực, nhân công, lao động tay nghề cao được đào tạo từ hệ thống giáo dục tốt từ các trường Đại học Đồng Tháp, Đại học Cần Thơ ….tính chân chất, cần cù, cầu tiến, kỷ luật, kỹ thuật trong tác phong công nghiệp phù hợp với hoạt động vận hành hệ thống sản xuất công nghiệp cao.

Mavin Austfeed Đồng Tháp là Nhà máy duy nhất tại ĐBSCL ứng dụng hệ thống robot đóng bao tự động

Phóng viên: Ông(bà) có kỳ vọng gì vào sự phát triển của ngành sx thức ăn chăn nuôi thời gian tới?
Ông Trương Thanh Liêm: Năm 2018 là một năm thử thách của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Từ đầu năm, dịch tả heo Châu Phi đã lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành chăn nuôi heo cả nước, và cũng ảnh hưởng tới các ngành liên quan trong đó có sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chính phủ và các Bộ Ban Ngành đã vào cuộc một cách tích cực, sát cánh cùng các hộ nông dân và các doanh nghiệp chăn nuôi bảo vệ đàn heo, chống lại dịch bệnh. 

Thực tế trên thế giới, các nước Châu Âu đã kiểm soát rất thành công dịch tả heo Châu Phi. Một số nhà khoa học hiện nay đã bắt đầu có những thành quả ban đầu đáng khích lệ trong việc bào chế vắc xin phòng dịch.

Vì vậy chúng tôi tin tưởng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính quyền và các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp, ngành chăn nuôi heo sẽ sớm vượt qua thử thách, khơi thông cho các ngành liên quan như sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y…

Đối với Tập đoàn Mavin,  chăn nuôi khép kín và ứng dụng công nghệ cao với quy trình kiểm soát an toàn sinh học chặt chẽ đã và đang là giải pháp hiệu quả để Mavin ngăn chặn ASF hiệu quả tại các hệ thống trang trại của mình. Hiện chúng tôi vẫn ổn định hoạt động sản xuất, sản lượng của Nhà máy Đồng Tháp có sự tăng trưởng liên tục và bền vững, thương hiệu Mavin đã trở nên phổ biến với các hộ chăn nuôi đồng bằng sông Cửu Long. 

Cùng với sự khởi sắc của ngành, chúng tôi đang chuẩn bị để triển khai dự án thứ 2 là Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống công nghệ cao có quy mô 45 ha, tại huyện Cao Lãnh sẽ cung cấp 70 nghìn heo giống, 4 triệu vịt giống và 6 triệu gà giống mỗi năm. Dự án thứ 3 của chúng tôi là dự án chế biến thực phẩm sẽ được triển khai trong 2 năm tới.

Thực hiện: Hiếu Thảo - phóng viên Đài PTTH Đồng Tháp & Ngọc Cẩm – Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp