Từ tháng 12/2017, Mavin chính thức có sản phẩm thịt heo sạch phục vụ khách hàng. Thịt sạch của Mavin đảm bảo tiêu chí sạch từ nguồn, được Mavin kiểm soát từ khâu chọn giống, chăn nuôi sạch, phòng dịch bệnh tới giết mổ/chế biến an toàn. Mavin áp dụng công nghệ giết mổ theo tiêu chuẩn Châu Âu, nhằm hạn chế tối đa quá trình nhiễm khuẩn sản phẩm do tác động từ bên ngoài mà không cần sử dụng chất bảo quản. Chúng ta cùng tìm hiểu về quy trình và các tiêu chuẩn giết mổ Châu Âu để hiểu vì sao có thể nói rằng thịt heo của Mavin là “Sạch từ nguồn” nhé!
Nhân viên tại các lò mổ hiện đại được yêu cầu mặc áo xanh để tạo cảm giác dễ chịu cho con vật
Quy trình giết mổ gia súc theo đúng tiêu chuẩn Châu Âu diễn ra nghiêm ngặt với nhiều bước, đặc biệt chú trọng tới việc giảm nguy cơ chấn thương, đau đớn cho con vật.
Tại các nước phát triển, việc giết mổ động vật để làm thực phẩm, sợi và các sản phẩm khác được tiến hành theo tiêu chuẩn, gồm quá trình sản xuất, vận chuyển thịt và các sản phẩm từ thịt hợp vệ sinh. Ngoài đảm bảo an toàn thực phẩm, mục đích chính của các tiêu chuẩn này còn là giảm nguy cơ chấn thương, đau đớn cho con vật.
Tại lò mổ, vào hôm trước hoặc trong ngày giết mổ, các gia súc như trâu, bò, cừu, dê và lợn được cho ăn, uống nước, nghỉ ngơi. Người ta sẽ tách những con bị ốm hoặc bị thương khỏi nhóm để chữa trị hoặc hưởng cái chết nhân đạo.
Trong vòng 24 giờ trước khi con vật bị giết thịt, thanh tra an toàn thực phẩm sẽ kiểm tra nhằm đảm bảo chúng khỏe mạnh, có thể cung cấp thịt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người.
Trước khi bị giết, con vật được đưa vào trong lò mổ và phòng sốc điện. Căn phòng này tách con vật với đồng loại của nó đang đứng bên ngoài. Chỉ vài giây sau khi con vật được đưa vào phòng sốc điện, người ta dùng thiết bị truyền điện phóng thẳng vào não của nó. Đối với lợn, người ta có thể dùng khí carbon dioxide trong quá trình giết mổ. Việc sử dụng điện phóng thẳng vào não con vật sẽ khiến chúng bất tỉnh và không phải chịu đau đớn trước khi máu bắt đầu chảy.
Sau khi bị sốc điện và bất tỉnh, con vật được treo lên móc. Vài giây sau đó, người ta dùng thiết bị chuyên dụng cắt vào động mạch của nó để “tháo máu”. Vì con vật đã bất tỉnh nên nó không hề cảm nhận được đau đớn trong quá trình này.
Sau quá trình giết mổ, thanh tra an toàn thực phẩm tiếp tục kiểm tra xem thịt của nó có phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của con người hay không. Nếu không phù hợp, số thịt này có thể được chế biến làm thức ăn động vật, chế phẩm y tế hoặc bị đem đi tiêu hủy.
Trong vòng hai tiếng sau khi con vật bị sốc điện, quá trình mổ thịt phải hoàn tất và các nhân viên phải đưa chúng vào tủ đông lạnh. Quá trình tiếp theo là tiêu diệt các mầm bệnh hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh bên trong thịt.
Nguồn: Tạp chí Mavin - Từ Nông trại tới Bàn ăn, số 2 (Quý I/2018)